Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Báo cáo các nghĩa vụ và hạn chế của doanh nghiệp tư nhân :
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là do một người đứng đầu đại diện làm chủ sở hữu và hoàntoàn không có các thành viên hay cổ đông khác ( có thành viên góp vốn ), cũng không có ban bệ gì nên điều hành doanh nghiệp tư nhân khá đơn giản và không phức tạp về kê khai thuế cũng như các vấn đề pháp lý khác phát sinh. Thậm chí giải thể hoặc chuyển nhượng cũng đơn giản hết sức.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân của công ty TNHH Thành Gia Luật :
Theo quy định tại điều 12 Luật Doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định dưới đây tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký kinh doanh.
Việc đăng ký kinh doanh được hoàn tất trong 15 ngày, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được đủ hồ sơ. Nếu từ chối việc đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Doanh nghiệp được quyền kinh doanh kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc giám đốc quản lý doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm :
1. Đơn đăng ký kinh doanh
2. Điều lệ đối với công ty
3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần
4. Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khách hàng tư vấn làm Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
1. Tư vấn hành lang pháp lý cho khách hàng trước khi Thành lập doanh nghiệp:
Chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề thành lập, quản lý doanh nghiệp như:

 Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
 Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;
Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
Tư vấn Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
Tư vấn Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;

 Tư vấn Các nội dung khác có liên quan.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

cách xử lý hóa đơn viết sai

Viết sai tên công ty, mã số thuế, tên hàng hóa, địa chỉ, tiền hàng, thuế suất... trên hóa đơn giá trị gia tăng là chuyện không thể tránh khỏi trong nghề kế toán.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách xử lý các trường hợp sai sót đó theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.
1. Viết sai hóa đơn nhưng kế toán chưa xé ra khỏi cuốn
- Cách xử lý: Trường hợp này khá đơn giản, kế toán chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã viết sai này tại cuốn của quyển hóa đơn.
- Rút kinh nghiệm: Tham khảo thật kỹ các thông tin trên hợp đồng hay đơn đặt hàng (nếu có) ... cần viết trên hóa đơn để viết đúng.
a) Hóa đơn viết sai đã xé ra khỏi cuống nhưng chưa giao cho khách hàng:
- Bước 1: Gạch chéo các liên hóa đơn viết sai.
- Bước 2: Xuất hóa đơn mới (đúng) giao cho khách hàng.
- Bước 3: Lưu giữ hóa đơn viết sai – kẹp tại cuống của quyển hóa đơn.
(Chú ý: Vì chưa giao cho khách hàng nên các bạn không phải làm biên bản thu hồi hóa đơn nhé - Theo Khoản 1 Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC)
b) Hóa đơn viết sai đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai thuế:
- Cách xử lý: Nếu kế toàn đã viết sai thông tin trên hóa đơn đã lập sau đó đã xé khỏi cuống và đã giao hóa đơn cho bên mua nhưng hai bên chưa tiến hàng kê khai thuế thì việc kế toán cần làm là:
+ Bước 1: Lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập
Theo mẫu sau: Mẫu biên bản thu hồi đã lập sai.
(Chú ý: không sử dụng biên bản hủy hóa đơn như trước nữa nhé).
(Sau khi đã thu hồi được hóa đơn viết sai, kế toán gạch chéo các liên, và lưu giữ số hóa đơn đã lập để giải trình với Thuế khi có yêu cầu)
+ Bước 2: Xuất hóa đơn mới (đúng) giao cho khách hàng
(Ngày ghi trên hóa đơn xuất lại là ngày hiện tại (ngày làm biên bản thu hồi))
- Kê khai thuế: Dùng hóa đơn mới viết đúng để kê khai thuế.
Hóa đơn đã bị thu hồi không kê khai – hạch toán.
- Rút kinh nghiệm: Trước khi xé hóa đơn ra khỏi cuống kế toán cần kiểm tra thật kỹ các thông tin trên hóa đơn, và yêu cầu người mua kiểm tra lại 1 lần nữa, sau đó mới ký, đóng dấu và xé ra khỏi cuống.

- Hóa đơn viết sai là hóa đơn không hợp lệ, không có giá trị để khấu trừ thuế hay lấy làm chi phí đối với người mua, còn với người bán thì dù bạn có viết sai thì bạn vẫn phải kê khai nộp thuế như bình thường,
Vì vậy, trong quá trình làm kế toán nếu các bạn phát hiện ra hóa đơn có sai sót và hai bên đã thực hiện kê khai thuế GTGT thì thực hiện xử lý như sau:
+ Bước 1: Lập biên bản xác nhận sai sót: Khi phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
+ Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót : Hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: điều chỉnh Tăng/Giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…
(Hướng dẫn ở điểm C này dành cho hóa đơn ghi sai đơn giá, số lượng, thành tiền, thuế suất, tiền thuế mà hóa đơn viết sai đó đã dùng để kê khai thuế)
Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
- Kê khai thuế: Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
+ Bên bán: lập hóa đơn điều chỉnh nên kê ở bảng kê hàng hóa - dịch vụ bán ra.
+ Bên mua: Nhận hóa đơn điều chỉnh kê ở bảng kê mua vào
+ Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm không được viết số âm trên hóa đơn. Nhưng khi kê khai thuế thì phải kê khai âm bằng cách đặt dấu trừ (-) đằng trước giá trị.
Ngoài ra, Thông tư mới nhất là Thông tư 26/2015/TT-BTC cũng đã hướng dẫn về luật thuế hướng dẫ về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế.
Hướng dẫn cách xử lý viết sai hóa đơn trong 1 vài trường hợp đặc biệt mà 2 bên đã kê khai thuế: Kế toán cần lưu ý:
- Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Đây là hướng dẫn mới đáng chú ý tại Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Còn trước đây hầu hết các công văn đều hướng dẫn TH này là phải lập cả hóa đơn điều chỉnh.
TH2: Hóa đơn viết sai MST mà đã kê khai thuế
Tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC nhấn mạnh "Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán"
- Đây là tiêu thức bắt buộc phải chính xác. Do đó khi các bạn viết hóa đơn mà ghi sai Mã Số Thuế của người mua thì ngoài việc các bạn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, các bạn còn phải lập hóa đơn điều chỉnh giao cho người mua.
- Cụ thể khi lập hóa đơn điều chỉnh MST của người mua các bạn cần chú ý như sau:
+ Ngày lập hóa đơn: là ngày lập biên điều chỉnh hóa đơn.
+ Viết đúng và đầy đủ tên công ty, địa chỉ, MST của người.
+ Tại tiêu thức: "Tên hàng hóa, dịch vụ" các bạn ghi: Điều chỉnh mã số thuế đã ghi tại hóa đơn số .... ký hiệu... ngày… tháng.... năm…

+ Các tiêu thức còn lại: các bạn gạch chéo.